Sau khi Kim Dung hoàn thành các tác phẩm của mình, một người bạn của ông là Nghê Khuông phát hiện rằng chữ đầu tiên của tựa đề 14 tiểu thuyết tạo thành hai câu thơ thất ngôn:
-
- Phi Tuyết Liên Thiên Xạ Bạch Lộc
- Tiếu Thư Thần Hiệp Ỷ Bích Uyên
-
- Tuyết bay đầy trời bắn (nhìn) hươu trắng
- Truyện cười thần hiệp tựa uyên xanh
Kim Dung viết tổng cộng 15 truyện trong đó 1 truyện ngắn và 14 tiểu thuyết. Hầu hết các tiểu thuyết đều được xuất bản trên các nhật báo.
Tên truyện | Tên nguyên bản |
Tên khác | Năm sáng tác |
Ghi chú | |
---|---|---|---|---|---|
1 | Thư kiếm ân cừu lục | 書劍恩仇錄 | 1955 | ||
2 | Bích huyết kiếm | 碧血劍 | 1956 | ||
3 | Xạ điêu anh hùng truyện | 射雕英雄傳 | Anh hùng xạ điêu | 1957 | Xạ điêu tam bộ khúc I |
4 | Thần điêu hiệp lữ | 神雕俠侶 | Thần điêu đại hiệp | 1959 | Xạ điêu tam bộ khúc II |
5 | Tuyết sơn phi hồ | 雪山飛狐 | 1959 | ||
6 | Phi hồ ngoại truyện | 飛狐外傳 | Lãnh nguyệt bảo đao | 1960 | Tiền Tuyết sơn phi hồ |
7 | Bạch mã khiếu tây phong | 白馬嘯西風 | 1961 | ||
8 | Uyên Ương đao | 鴛鴦刀 | 1961 | ||
9 | Ỷ thiên Đồ long ký | 倚天屠龍記 | Cô gái Đồ Long | 1961 | Xạ điêu tam bộ khúc III |
10 | Liên thành quyết | 連城訣 | 1963 | ||
11 | Thiên long bát bộ | 天龍八部 | Lục mạch thần kiếm | 1963 | Tiền Xạ điêu tam bộ khúc |
12 | Hiệp khách hành | 俠客行 | 1965 | ||
13 | Tiếu ngạo giang hồ | 笑傲江湖 | 1967 | ||
14 | Lộc Đỉnh ký | 鹿鼎記 | Lộc Đỉnh Công | 1969-1972 | |
15 | Việt nữ kiếm | 越女劍 | 1970, truyện ngắn |
Chùm truyện có thể nói là nổi tiếng nhất, và cũng có nhiều chi tiết liên kết chặt nhất, là Xạ điêu tam bộ khúc (射鵰三部曲), gồm ba tác phẩm Xạ điêu anh hùng truyện (cuối đời Tống), Thần điêu hiệp lữ (thời Mông Cổ đánh Tống), Ỷ thiên Đồ long ký (thời nhà Minh nổi lên đánh Mông Cổ).
Thiên Long bát bộ (thời Tống) lấy bối cảnh trước Xạ điêu anh hùng truyện, nhưng nội dung câu chuyện vốn là độc lập. Khi Kim Dung sửa chữa Xạ điêu anh hùng truyện đã sửa lại vài chi tiết để bắc cầu với Thiên Long bát bộ.
Vài nhân vật của Bích huyết kiếm (thời Minh mạt, Mãn Châu vào đánh) xuất hiện trong Lộc Đỉnh ký (đời Khang Hy).
Vài nhân vật trong Thư kiếm ân cừu lục xuất hiện trong Phi hồ ngoại truyện, tác phẩm này lại kể lai lịch, hành trạng của Hồ Phỉ và một số nhân vật khác của Tuyết sơn phi hồ (các truyện này lấy bối cảnh đời Càn Long).
Các truyện khác của Kim Dung không liên quan với nhau và cũng không có bối cảnh lịch sử cụ thể, trừ Việt nữ kiếm xảy ra thời Xuân Thu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét